SINH LÝ THỰC VẬT PHỔ THÔNG

CHƯƠNG I: CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
A. CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT

Chuyên đề 1: TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT

I. VAI TRÒ CUẢ NƯỚC VÀ NHU CẦU NƯỚC ĐỐI VỚI THỰC VẬT
 
1. Các dạng nước trong cây và vai trò cuả nó
 
- Trong cây có 2 dạng nước chính: nước tự do và nước liên kết.
-
 Nước tự do: chứa trong các thành phần cuả tế bào, trong các khoảng gian bào, trong các mạch dẫn… không bị hút bởi các phân tử tích điện hay dạng liên kết hoá học.
*Vai trò:
 làm dung môi, làm giảm nhiệt độ cuả cơ thể khi thoát hơi nước, tham gia một số quá trình trao đổi chất, đảm bảo độ nhớt cuả chất NS, giúp quá trình TĐC diễn ra bình thường trong cơ thể.
-
 Nước liên kết: liên kết với các phần tử khác trong tế bào. Mất các đặc tính lí, hoá , sinh học cuả nước.
*Vai trò:
 đảm bảo độ bền vững cuả hệ thống keo trong chất nguyên sinh cuả tế bào.
2. Nhu cầu nước đối với thực vật
 
Cây cần một lượng nước rất lớn trong suốt đời sống cuả nó.
VD: Một cây ngô tiêu thụ 200kg nước, một hécta ngô trong suốt thời kỳ sinh trưởng đã cần tới 8000 tấn nước. Để tổng hợp 1g chất khô, các cây khác nhau cần từ 200g đến 600g nước.
II. QUÁ TRÌNH HẤP THỤ NƯỚC Ở RỄ
 
1. Đặc điểm cuả bộ rễ liên quan đến quá trình hấp thụ nước
 
- Cơ quan hút nước cuả cây là rễ.
- Bộ rễ do nhiều loại rễ tạo thành, trên mỗi mm2 bề mặt rễ lại có tới hàng trăm lông hút (hình thành từ tế bào biểu bì rễ)
- Các dạng nước tự do và dạng nước liên kết không chặt có trong đất được lông hút hấp thụ một cách dễ dàng nhờ sự chênh lệch về áp suất thầm thấu.
2. Con đường hấp thụ nước ở rễ
 
Hai con đường:
- Con đường qua thành tế bào – gian bào.
- Con đường qua chất nguyên sinh – không bào.
3. Cơ chế dòng nước một chiều từ đất vào rễ lên thân
 
- Nước từ đất vào lông hút rồi vào mạch gỗ cuả rễ theo cơ chế thẩm thấu.
- Nước bị đẩy từ rễ lên thân do một lực đẩy gọi là áp suất rễ.
- Hiện tượng rỉ nhựa và hiện tượng ứ giọt.
III. QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN NƯỚC Ở THÂN
 
1. Đặc điểm cuả con đường vận chuyển nước ở thân
 
- Nước và các chất khoáng hoà tan trong nước được vận chuyển theo một chiều từ rễ lên lá.
- Chiều cuả cột nước phụ thuộc vào chiều dài cuả thân cây.
2. Con đường vận chuyển nước ở thân
 
- Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu bằng con đường qua mạch gỗ từ rễ lên lá.
- Tuy nhiên, nước cũng có thể vận chuyển theo chiều từ trên xuống ở mạch rây hoặc vận chuyển từ mạch gỗ sang mạch rây hoặc ngược lại.
3. Cơ chế đảm bảo sự vận chuyển nước trong thân
 
- Lực hút cuả lá (do quá trình thoát hơi nước)
- Lực đẩy cuả rễ (do quá trình hấp thụ nước)
- Lực trung gian (lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn tạo thành dòng nước liên tục).
IV. THOÁT HƠI NƯỚC Ở LÁ
 
1. Ý nghĩa sự thoát hơi nước
 
- Thoát hơi nước là động lực trên cuả quá trình hút nước.
- Thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ bề mặt lá.
- Khi thoát hơi nước thì khí khổng mở, đồng thời khí CO2 sẽ đi từ khí khổng vào lá , đảm bảo cho quá trình quang hợp thực hiện bình thường.
2. Con đường thoát hơi nước ở lá
 
a) Con đường qua khí khổng
 
Đặc điểm:
- Vận tốc lớn
- Được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
b) Con đường qua bề mặt lá – qua cutin
 
Đặc điểm:
- Vận tốc nhỏ
- Không được điều chỉnh
3. Cơ chế điều chỉnh thoát hơi nước.
 
a) Các phản ứng đóng mở khí khổng:
 
- Phản ứng mở quang chủ động
- Phản ứng đóng thủy chủ động
b) Cơ chế đóng mở khí khổng:
 
Khí khổng gồm có 2 tế bào đóng (tb kèm). Mép trong cuả tế bào khí khổng rất dày, mép ngoài mỏng, do đó:
- Khi tế bào khí khổng trương nước khí khổng mở rất nhanh.
- Khi tế bào khí khổng mất nước khí khổng đóng lại cũng rất nhanh.
* Nguyên nhân:
+ Khi cây chiếu sáng, lục lạp trong tế bào tiến hành QH làm thay đổi nồng độ CO2 và pH. Kết quả, hàm lượng đường tăng -> tăng áp suất thẩm thấu trong tế bào -> 2 tế bào khí khổng hút nước và khí khổng mở ra.
+ Hoạt động cuả các bơn iôn ở tế bào khí khổng -> làm thay đổi áp suất thẩm thấu và sức trương nước cuả tế bào.
+ Khi cây bị hạn, hàm lượng ABA trong tế bào khí khổng tăng lên -> kích thích các bơm iôn hoạt động -> các kênh iôn mở -> các iôn bị hút ra khỏi tế bào khí khổng -> áp suất thẩm thấu giảm -> sức trương nước giảm -> khí khổng đóng.
V. ẢNH HƯỞNG CUẢ ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẾN QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI NƯỚC
 
1. Ánh sáng:
 Là tác nhân gây mở khí khổng
2. Nhiệt độ:
 Nhiệt độ ảnh hưởng tới cả 2 quá trình: hấp thụ nước ở rễ và thoát hơi nước ở lá.
3. Độ ẩm đất và không khí
 
- Độ ẩm đất càng cao thì sự hấp thụ nước càng tốt.
- Độ ẩm không khí càng thấp thì sự thoát hơi nước càng mạnh.
4. Dinh dưỡng khoáng
 
Hàm lượng các chất trong đất ảnh hưởng đến:
- Sự sinh trưởng cuả hệ rễ
- Áp suất thẩm thấu cuả dung dịch đất.
VI. CƠ SỞ KHOA HỌC CUẢ VIỆC TƯỚI NƯỚC HỢP LÝ CHO CÂY
 
1. Cân bằng nước cuả cây trồng
 
*
 Cân bằng nước: là sự tương quan giữa quá trình hấp thụ nước và quá trình thoát hơi nước.
2. Tưới nước hợp lí cho cây
 
-
 Khi nào cần tưới nước? Căn cứ vào chỉ tiêu sinh lý về chế độ nước cuả cây trồng: sức hút nước cuả lá, nồng độ áp suất thẩm thấu cuả dịch bào, trạng thái cuả khí khổng, cường độ hô hấp cuả lá … để xác định thời điểm cần tưới nước.
-
 Lượng nước cần tưới là bao nhiêu? Căn cứ vào nhu cầu cuả từng loại cây, tính chất vật lý, hoá học cuả từng loại đất và đk môi trường cụ thể.
-
 Cách tưới như thế nào? Phụ thuộc vào nhóm cây trồng khác nhau và phụ thuộc vào các loại đất.



Chuyên đề 2: TRAO ĐỔI KHOÁNG VÀ VÀ NITƠ Ở THỰC VẬT

I. SỰ HẤP THỤ CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG
1. Hấp thụ thụ động
 
- Các nguyên tố khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ nồng độ từ cao đến thấp.
- Các iôn khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.
- Các iôn khoáng hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dd đất. Cách này gọi là hút bám trao đổi.
2. Hấp thụ chủ động
 
- Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo cách chủ động. Tính chủ động được thể hiện ở tính thấm chọn lọc cuả màng sinh chất và các chất khoáng cần thiết cho cây đều được vận chuyển trái với quy luật khuếch tán, nghĩa là nó vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ. Vì cách hấp thụ này mang tính chọn lọc và ngược với građien nồng độ nên cần có sự tham gia cuả ATP và chất mang.
II. VAI TRÒ CUẢ CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG ĐỐI VỚI THỰC VẬT
 
1. Vai trò cuả các nguyên tố đại lượng
- Vai trò cấu trúc tế bào
 
- Là thành phần cấu tạo nên các đại phân tử.
- Ảnh hưởng đến tính chất hệ thống keo trong chất NS.
2. Vai trò cuả các nguyên tố vi lượng và siêu vi lượng
 
- Là thành phần không thể thiếu được ở hầu hết các enzim.
- Hoạt hoá cho các enzim.
- Liên kết với các chất hữu cơ tạo thành hợp chất hữu cơ – kim loại (hợp chất cơ kim). Hợp chất này có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất.
VD:
 
- Cu trong xitôcrôm
- Fe trong EDTA (êtilen đimêtyl têtra axêtíc)
- Co trong vitamin B12
III. VAI TRÒ CUẢ NITƠ ĐỐI VỚI THỰC VẬT 
1. Nguồn nitơ cho cây
 
- Có 4 nguồn cung cấp nitơ cho cây:
+ N2 cuả khí bị oxi hoá dưới điều kiện to, áp suất cao.
+ Quá trình cố định nitơ khí quyển.
+ Quá trình phân giải cuả các vi sinh vật.
+ Nguồn phân bón dưới dạng amôn và nitrat.
2. Vai trò cuả nitơ đối với đời sống thực vật
 
- Nitơ đặc biệt quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển cuả cây trồng. Nó quyết định đến năng suất và chất lượng thu hoạch.
- Nitơ có trong thành phần cuả hầu hết các chất trong cây: prôtêin, axit nuclêic, các sắc tố quang hợp, ADP, ATP
==> Nitơ vừa có vai trò cấu trúc vừa tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng.
IV. QUÁ TRÌNH CỐ ĐỊNH NITƠ KHÍ QUYỂN
 
- Thực chất: Đây là quá trình khử nitơ khí quyển thành dạng nitơ amôn: N2 -> NH4+
- Đối tượng thực hiện:
+ Các vi khuẩn tự do:
 Azotobacter, Clostridium, Anabaena, Nostoc, …
+
 Các vi khuẩn cộng sinh: Rhizobium trong nốt sần rễ cây họ Đậu, Anabaena azollae trong bèo hoa dâu.
- Cơ chế (tóm tắt): SGK
V. QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI NITƠ TRONG CÂY
 
1. Quá trình khử NO3-
- Quá trình khử nitrát (NO3-):
NO3-
 ==> NO2- ==> NH4+ với sự tham gia cuả các enzim khử reductaza.
NO3- + NAD(P)H + H+ + 2e-
 ==> NO2- + NAD(P)+ + H2O
NO2- + 6 Feređoxin khử + 8H+ + 6e-
 ==> NH4+ + 2H2O
2. Quá trình đồng hoá NH3 trong cây
 
- Quá trình hô hấp cuả cây tạo ra các axit (R-COOH) và nhờ quá trình trao đổi nitơ, các axit này thêm gốc NH2 để thành các axit amin.
Có 4 phản ứng:
- Axit pyruvic + NH3 + 2H+
 ==> Alanin + H2O
- Axit α xêtôglutaric + NH3 + 2H+
 ==> Glutamin + H2O
- Axit fumaric + NH3
 ==> Aspatic
- Axit ôxalô axêtic + NH3 + 2H+
 ==> Aspactic
IV. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình trao đổi khoáng và nitơ:
 
1. Ánh sáng:
 
Ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ khoáng thông qua quá trình quang hợp và trao đổi nước của cây
2. độ ẩm của đất:
 
- Nước tự do trong đất giúp hoà tan ion khoáng
- Hệ rễ sinh trưởng tốt, tăng diện tích tiếp xúc và hút bám của rễ
3. Nhiệt độ:
 
Khi tăng nhiệt độ trong một giới hạn nhất định, thì quá trình hấp thụ chất khoáng và nitơ tăng
4. Độ pH của đất:
 
- pH ảnh hưởng đến sự hoà tan khoáng
- pH ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất khoáng của rễ
- pH phù hợp nhất từ 6 - 6,5
5. Độ thoáng khí:
 
- Cacbonic: Ảnh hưởng đến trao đổi ion khoáng bám trên bề mặt keo đất.
- Oxy: Ảnh hưởng đến hô hấp và áp suất thẩm thấu nên ảnh hưởng đến tiếp nhận nước và các chất dinh dưỡng
II. Bón phân hợp lý:
 
1. Lượng phân bónSGK)
 
2. Thời kỳ bón phânSGK)
 
3. Cách bón phân: (SGK)
 
4. loại phân bónSGK)
 





Chuyên đề 3: QUANG HỢP

I. VAI TRÒ CUẢ QUANG HỢP
- Quang hợp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ các chất vô cơ (CO2 và H2O) nhờ năng lượng ánh sáng được hấp thụ bởi hệ sắc tố ở thực vật.
- Vai trò cuả quang hợp:
1. Tạo chất hữu cơ
- Quang hợp tạo ra hầu hết toàn bộ các chất hữu cơ trên Trái Đất.
2. Tích lũy năng lượng
- Hầu hết các dạng năng lượng sử dụng cho các quá trình sống cuả các SV trên TĐ (ATP) đều được biến đổi từ năng lượng ánh sang mặt trời nhờ QH.
3. Quang hợp giữ trong sạch bầu khí quyển
- Nhờ QH mà tỉ lệ CO2 và O2 trong khí quyển được cân bằng (CO2: 0,03%, O2: 21%)
II. BỘ MÁY QUANG HỢP
 
1. Lá – Cơ quan quang hợp
- Lá có dạng bản mỏng
- Luôn hướng về phiá có ánh sáng
- Cấu trúc phù hợp với chức năng quang hợp
2. Lục lạp – Bào quan thực hiện chức năng quang hợp
- Hạt (Grana):
 Nơi thực hiện pha sáng cuả QH. Grana gồm:
+ Các tilacôit: chứa hệ sắc tố
+ Các chất chuyền điện tử
+ Trung tâm phản ứng
- Chất nền (Strôma):
 Nơi thực hiện pha tối cuả QH, gồm:
+ Thể keo có độ nhớt cao trong suốt
+ Chứa nhiều enzim cacboxi hoá.
3. Hệ sắc tố quang hợp
a) Các nhóm sắc tố:
- Nhóm sắc tố chính (diệp lục):
+ Diệp lục a: C55H72O5N4Mg
+ Diệp lục b: C55H70O6N4Mg
- Nhóm sắc tố phụ (carôtenôit):
+ Carôten: C40H56
+ Xantôphy: C40H56On (n:1+6)
b) Vai trò cuả các nhóm sắc tố trong quang hợp
- Nhóm diệp lục:
 Hấp thu ánh sáng chủ yếu ở vùng đỏ và vùng sanh tím, chuyển năng lượng thu được từ các photon cho quá trình quang phân li nước và các phản ứng quang hoá để hình thành ATP và NADPH.
- Nhóm carôtenôit:
 sau khi hấp thụ ánh sáng, đã chuyển năng lượng thu được cho diệp lục.
III. QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT
1. KHÁI NIỆM VỀ HAI PHA CUẢ QUANG HỢP 
- Pha sáng:
 
+ Pha sáng gồm các phản ứng cần ánh sáng.
+ Pha sáng là pha ôxi hoá để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP và NADPH đồng thời giải phóng CO2.
- Pha tối:
 
+ Pha tồi gồm các phản ứng không cần ánh sáng nhưng phụ thuộc vào nhiệt độ.
+ Pha tối là pha khử CO2 bằng ATP và NADPH để tạo các hợp chất hữu cơ.
2. QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT
 
a. Pha sáng
 
- Pha sáng là pha ôxi hoá để sử dụng H+ và êlectron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời giải phóng CO2.
- Năng lượng cuả các photon kích thích hệ sắc tố thực vật:
chdl + hv <-> chdl* <-> chdl**
chdl: trạng thái bình thường
chdl*: trạng thái kích thíc
chdl**: trạng thái bền thứ cấp
- Chất diệp lục ở trạng thái chdl* và chdl** được sử dụng cho quá trình quang phân li nước và phôtphorin hoá quang hoá để hình thành ATP và NADPH thông qua hệ quang hoá PSI và PSII. Theo phản ứng:
12H2O + 18ADP + 18P vô cơ + 12NADP+ ==> 18ATP + 12NADPH + 6CO2
b. Pha tối
 
- Pha tối là pha khử CO2 nhờ ATP và NADPH được hình thành trong pha sáng để tạo các hợp chất hữu cơ (C6H12O6)
III. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BIỆT CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4, CAM
 

IV: ẢNH HƯỞNG CUẢ CÁC NHÂN TỐ NGOẠI CẢNH ĐẾN QUANG HỢP
1. NỒNG ĐỘ CO2
Nồng độ CO2 là nguồn cung cấp C cho QH. Nồng độ CO2 quyết định cường độ cuả quá trình QH.
- Điểm bù CO2: nồng độ CO2 để cường độ QH và HH bằng nhau.
- Điểm bảo hoà CO2: nồng độ CO2 để cường độ QH đạt cao nhất.
2. CƯỜNG ĐỘ, THÀNH PHẦN QUANG PHỔ ÁNH SÁNG
 
- Ánh sáng là nhân tố cơ bản để tiến hành quang hợp
- Điểm bù ánh sáng: cường độ ánh sáng để cường độ QH và HH bằng nhau.
- Điểm bão hoà ánh sáng: cường độ ánh sáng để cường độ QH đạty cực đại
3. NHIỆT ĐỘ
 
- Cường độ QH phụ thuộc rấy chặt chẽ vào nhiệt độ.
- Khi nhiệt độ tăng thì cường độ QH tăng rất nhanh và thường đạt cực đại ở 25 – 35oC sau đó giảm mạnh đến 0.
4. NƯỚC
 
- Hàm lượng nước trong không khí, trong lá ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước.
- Nước ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và kích thước cuả lá
- Nước ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển các sản phẩm QH.
- Hàm lượng nước trong tế bào ảnh hưởng đến độ hiđrat cuả CNS và do đó ảnh hưởng đến điều kiện làm việc cuả hệ thống enzim QH.
- Quá trình thoát hơi nước đã điều hoà nhiệt độ lá, do đó ảnh hưởng đến QH.
- Nước là nguyên liệu trực tiếp cho QH với việc cung cấp H+ và êlectron cho phản ứng sáng.
5. DINH DƯỠNG KHOÁNG
 
Bón các nguyên tố đại lượng và vi lượng như: N, P, K, S, Mg, Fe, Cu… cho cây với liều lượng và tỉ lệ thích hợp sẽ tác dụng tốt đến quá trình tổng hợp hệ sắc tố QH, khả năng QH, diện tích lá, bộ máy enzim QH và cuối cùng là hiệu suất QH và năng suất cây trồng.
V. QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG
1. QH quyết định năng suất cây trồng: 
- QH tạo ra 90-95% chất khô trong cây
- 5-10% là các chất dd khoáng
 
* khái niệm:
 
- NSSH: là tổng lượng chất khô tích luỹ được mỗi ngày trên 1ha gieo trồng trong suốt thời gian strưởng
- NSKT: là sp của năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan(hạt, củ, lá...) chứa các sp cío giá trị ktế đối với con người.
2. Tăng năng suất cây trồng thông qua điều tiết QH.
 
a. Tăng diện tích lá:
 
- Tăng diện tích lá hấp thụ ánh sáng là tăng cường độ QH dẫn đến tăng tích luỹ chất hữu cơ trong cây, tăng năng suất cây trồng.
b. Tăng cường độ QH
 
- Cường độ QH thể hiện hiệu suất hoạt động của bộ máy QH (lá)
 
- Điều tiết hoạt động QH của lá bằng cách áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, bón phân, cung cấp nước hợp lý, tuỳ thuộc vào giống, loài cây trồng.
 
- Tuyển chọn và tạo mới các giống cây trồng có cường độ QH cao.



Chuyên đề 4: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT

I. Khi quát về hô hấp ở thực vật:
 
1. Hô hấp ở thực vật l gì?
 
- Hơ hấp ở thực vật l qu trình chuyển đổi năng lượng của tế bo sống. Trong đó, cc phn tử cacbohiđrat bị phn giải đến CO2 v H2O, đồng thời năng lượng được giải phĩng v một phần năng lượng đó tích luỹ trong ATP.
 
2.Phương trình tổng quát
 :
C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 +6 H2O +Năng lượng ( nhiệt + ATP)
3. Vai trị của hơ hấp đối với cơ thể thực vật:
 
- Thải ra nhiệt: cần thiết để duy trì nhiệt độ thuận lợi cho cc hoạt động sống của cơ thể thực vật.
-Tích luỹ ATP: sử dụng nhiều cho cc hoạt động sống của cy.
- Tạo ra cc sản phẩm trung gian cho cc qu trình tổng hợp cc chất hữu cơ khc trong cơ thể.
II. Các con đường hô hấp ở thực vật:
 
III. Hơ hấp sng:
 
Hơ hấp sng l qu trình hấp thụ O2 v giải phĩng khí CO2 ở ngồi sng.
- Điều kiện xảy ra
 : Cường độ nh sng cao, lượng CO2 cạn kiệt, O2 tích luỹ nhiều.
- Enzim: Cacboxilaza.
- Vị trí
 : xảy ra kế tiếp nhau trong 3 bo quan lục lạp, peroxixoom, ti thể.
- Ý nghĩa:
 
+ Khơng tạo ra năng lượng ATP, nhưng lại tiu tốn 30- 50% sản phẩm quang hơp.
+ Tạo ra một số axit amin.
IV. Mối quan hệ giữa hô hấp với quang hợp và môi trường:
 
1. Mối quan hệ giữa hơ hấp v quang hợp:
 
PTTQ của quang hợp:
 
6CO2 +6 H2O ==> C6H12O6 + 6O2
 
PTTQ của hơ hấp:
 
C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 +6 H2O +Năng lượng ( nhiệt + ATP)
- Sản phẩm của qu trình ny l nguyn liệu của qu trình kia v ngược lại.
- Thực chất quang hợp l qu trình chuyển hố quang năng thnh hố năng trong cc chất hữu cơ.
- Hơ hấp l qu trình chuyển hố hố năng trong cc chất hữu cơ thnh năng lượng ATP v dạng nhiệt cung cấp cho cc hoạt động sống của tế bo v cơ thể.
2. Mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường:
 
a. Nước:
 
Nước cần cho hơ hấp, hm lượng nước tăng thì cường độ hơ hấp tăng.
b. Nhiệt độ:
Sự phụ thuộc của hơ hấp vo nhiệt độ tun theo định luật VanHơp.
c. Oxi:
 
d. Hàm lượng CO2:
 
Nồng độ CO2 cao sẽ ức chế hơ hấp.








Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyên đề TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT - SINH HỌC 11

GIÁO ÁN SINH 10 - HÔ HẤP TẾ BÀO SOẠN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ PHÂN TỬ