GIÁO ÁN SINH 10 - CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN - SOẠN THEO PTNL
Tiết
21 Bài 18: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
I. Mục tiêu: Sau
khi học xong bài này, HS cần:
1.Kiến thức:
- Nêu được chu kỳ tế bào
- Mô tả được các giai đoạn khác nhau của chu kỳ tế
bào.
- Trình bày được các kỳ của nguyên phân.
- Nêu được quá trình phân bào được điều khiển như
thế nào và những rối loạn trong quá trình điều hòa phân bào sẽ gây nên những
hậu quả gì?
- Nêu được ý nghĩa của nguyên phân.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích so
sánh cho học sinh.
3. Thái độ:Giáo
dục cho học sinh về ý nghĩa của quá trình nguyên phân đối với sinh vật trong
sinh sản và di truyền.
* Năng lực đạt được:
Các năng lực chung:
Năng
lực tự học
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực hợp tác
Năng lực sử dụng ngôn ngữ
Năng
lực tính toán
Các năng lực chuyên biệt của môn Sinh học:
Quan sát:
Đưa ra các định nghĩa
Tìm kiếm mối quan hệ:
Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học
Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh
học.
Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc
sống.
* Bảng mô tả mức độ nhận thức:
Nội dung
|
Mức độ nhận thức
|
|||
Nhận biết
|
Thông hiểu
|
Vận dụng mức độ thấp
|
Vận dụng mức độ cao
|
|
I. Chu kỳ tế bào
|
- Nêu được khái niệm chu kì tế bào.
- Nhận biết được dấu hiệu của cá pha.
|
- Giải thích tại sao kỳ TG chiếm thời gian dài
nhất
|
-
|
|
II. Quá
trình nguyên phân
|
- Nêu diển biến các kỳ của quá trình nguyên phân
|
- Gải thích được tại sao bộ NST TB con giống
nhau và giống tế bào mẹ.
|
- Xác định số tế bào tạo ra qua (k) lần nguyên
phân.
- Xác định số lần nguyên phân.
.....
|
- Xác định số NST môi trường cung cấp cho quá
trình nguyên phân
......
|
III. Ý
nghĩa của quá trình nguyên phân
|
- Nêu được các ý nghĩa của NP
|
- Giải thích được tại sao cơ thể sinh vật có thể
sinh trưởng.
|
- Gải thích hiện tượng tái sinh của ĐV.
|
- Phân
tích CSKH của phương pháp dam, chiết ghép.
|
II. Chuẩn bị của Gv - Hs
GV: Bài giảng CNTT, Phiếu học tập
Hs: đọc kỹ
bài mới trước khi đến lớp.
III. Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: bài đầu học kì, không kiểm tra
3. Bài mới:
Hoạt động I.
Chu kỳ tế bào
Hoạt động của GV
|
Hoạt động của HS
|
Nội dung
|
||||||||||||||||
GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả
lời.
- Chu kì tế bào là gì? Chu kì tế bào trải qua
mấy giai đoạn, kể tên các giai đoạn đó?
GV đánh giá, kết luận
Hoạt động:
GV chia nhóm HS, phát phiếu học tập, nêu yêu cầu
công việc đối với HS.
GV chỉnh
sửa, bổ sung.
|
HS nghe câu hỏi, tự tham khảo SGK trả lời.
Các HS khác nhận xét, bổ sung.
HS tách nhóm theo yêu cầu của GV, nhận phiếu học
tập, thảo luận để hoàn thành.
|
- Khái niệm: Là một trình tự nhất định các sự kiện mà tế bào
trải qua và được lặp đi, lặp lại giữa các lần phân bào mang tính chất chu kì.
- Chu kì tế bào gồm 2 giai đoạn: Kì trung gian (
thời kì giữa 2 lần phân bào ) và quá trình nguyên phân.
- Kì trung gian: Chiếm thời gian dài nhất, là
thời kì diễn ra các quá trình chuyển hóa vật chất... đặc biệt là quá trình
nhân đôi của ADN. Được chia làm 3 pha:
+ Pha G1:
Là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào. Vào cuối pha G1 có 1
điểm kiểm soát ( R ) nếu tế bào vượt qua được mới đi vào pha S và diễn ra quá
trình nguyên phân.
+ Pha S:
Ở pha này diễn ra sự nhân đôi ADN, NST, nhân đôi trung tử.
+ Pha G2:
Diến ra sự tổng hợp protein histon, protein của thoi phân bào( tubulin...).
- Sau pha G2 sẽ diễn ra quá trình
nguyên phân.
|
Hoạt động II.
Quá trình nguyên phân
Hoạt động của GV
|
Hoạt động của HS
|
Nội dung
|
||||||||||||||||||||
Yêu cầu: Quan sát
hình 18.2, hoàn thành phiếu học tập sau:
|
HS nhận phiếu học tập, thảo luận, thống nhất nội
dung, hoàn thành phiếu học tập.
|
- Là hình thức phân chia tế bào ( sinh dưỡng và
sinh dục sơ khai ), xảy ra phổ biến ở các sinh vật nhân thực.
- Nguyên phân gồm 2 giai đoạn
1. Phân chia nhân: ( phân chia vật chất di truyền )
Gồm 4
kì:
+ Kì đầu:
NST kép bắt đầu co xoắn, trung tử tiến về 2 cực của tế bào, thoi phân bào
hình thành, màng nhân và nhân con tiêu biến.
+ Kì giữa : NST kép
co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi
phân bào. NST có hình dạng và kích thước đặc trưng cho loài.
+ Kì sau: Mỗi NST
kép tách nhau ra ở tâm động, hình thành 2 NST đơn đi về 2 cực của tế bào.
+ Kì cuối: NST dãn
xoắn dần, màng nhân và nhân con xuất hiện, thoi phân bào biến mất.
2. Phân chia tế bào chất:
Sau
khi hoàn tất việc phân chia vật chất di truyền, tế bào chất bắt đầu phân chia
thành 2 tế bào con.
3. Kết quả:
- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu ( 2n ) sau 1 lần nguyên
phân tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ.
|
Hoạt động III.
Ý nghĩa của quá trình nguyên phân
Hoạt động của GV
|
Hoạt động của HS
|
Nội dung
|
GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả
lời.
- Cho biết ý nghĩa của quá trình nguyên phân ?
GV đánh giá, kết luận.
|
HS nghe câu hỏi, tự tham khảo SGK trả lời.
Các HS khác nhận xét, bổ sung.
|
* Về mặt lí luận:
+ Nhờ nguyên phân mà giúp cho cơ
thể đa bào lớn lên, đối với cơ thể đơn bào nguyên phân là cơ chế sinh sản
+ Nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn
định bộ NST đặc trưng của loài từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ cơ thể
này sang thế hệ cơ thể khác ở loài sinh sản vô tính.
+ Sự sinh trưởng của mô, tái sinh các bộ phận bị
tổn thương nhờ quá trình nguyên phân
* Về mặt thực tiễn: Phương pháp giâm, chiết,
ghép cành và nuôi cấy mô đều dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân.
|
4. Củng cố:
Chọn ý đúng nhất:
¯. Trình tự diễn ra các pha của kì trung gian trong quá trình nguyên phân
phân là:
¨ G1,
S1, G2 ¨ G1, G2, S ¨ S, G1, G2 ¨ G1, S, G2
¯. Số tâm động tại kì
sau trong nguyên phân của một tế bào có bộ NST 2n = 18 là bao nhiêu?
¨ 18 ¨ 9 ¨ 36 ¨ 72
5. Bài tập về nhà: Trả lời các câu hỏi
SGK
Nhận xét
Đăng nhận xét