Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2018

CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ PHÂN TỬ

Hình ảnh
CHUYÊN ĐỀ IV: CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ A - CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ I.  CẤU TRÚC CỦA AXIT NUCLEIC          a) Cấu tao hóa học của ADN - ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nucleotit . - Mỗi nucleotit có ba thành phần: Đường, H3PO4 và 1 trong 4 loại bazơnitric → Có 4 loại nuleotit mang tên gọi của các bazơnitric, trong đó A và G có kích thước lớn, T và X có kích thước bé. - Trên mạch đơn của phân tử ADN các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị - Từ 4 loại nucleotit có thể tạo nên tính đa dạng và đặc thù của ADN ở các loài sinh vật bởi số lượng, thành phần, trình tự phân bố của nucleotit. b) Cấu trúc không gian của ADN (Mô hình Oatxơn và Crick) - ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn (mạch polinucleotit), hai mạch này gắn với nhau nhờ liên kết hidro giữa các bazơnitric đứng đối diện theo nguyên tắc bổ sung (NTBS). Đó là nguy...

SINH LÝ THỰC VẬT PHỔ THÔNG

Hình ảnh
CHƯƠNG I: CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG A.   CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT Chuyên đề 1: TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT I. VAI TRÒ CUẢ NƯỚC VÀ NHU CẦU NƯỚC ĐỐI VỚI THỰC VẬT   1. Các dạng nước trong cây và vai trò cuả nó   - Trong cây có 2 dạng nước chính: nước tự do và nước liên kết. -   Nước tự do:   chứa trong các thành phần cuả tế bào, trong các khoảng gian bào, trong các mạch dẫn… không bị hút bởi các phân tử tích điện hay dạng liên kết hoá học. *Vai trò:   làm dung môi, làm giảm nhiệt độ cuả cơ thể khi thoát hơi nước, tham gia một số quá trình trao đổi chất, đảm bảo độ nhớt cuả chất NS, giúp quá trình TĐC diễn ra bình thường trong cơ thể. -   Nước liên kết:   liên kết với các phần tử khác trong tế bào. Mất các đặc tính lí, hoá , sinh học cuả nước. *Vai trò:   đảm bảo độ bền vững cuả hệ thống keo trong chất nguyên sinh cuả tế bào. 2. Nhu cầu nước đối với thực vật   Cây cần một lượng nước rất lớn trong su...